Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc

Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc

Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc

Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc

Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc
Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc
Lợi ích khi chuyển tôm postlarvae sang các hệ thống nuôi biofloc

tôm post thẻ

nuôi trong hệ thống biofloc (BFT) hoặc chuyển sang hệ thống BFT cho thấy nhiều hiệu quả tích cực với PL. Ảnh: The Fish Site

Tôm postlarvae (PL) được nuôi trong hệ thống biofloc (BFT) hoặc chuyển sang hệ thống BFT cho thấy hiệu quả kiểm soát mầm bệnh đốm trắng và tăng hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với nuôi trong hệ thống nước trong tuần hoàn.

Kiểm soát đốm trắng khi chuyển từ hệ thống trong ương postlarvae?

Sự bùng phát của dịch bệnh đang là một trong những trở ngại đối với sự phát triển của ngành tôm đặc biệt là virus hội chứng đốm trắng (WSSV), bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Virus đốm trắng WSSV có độc lực rất mạnh và gây chết trên mọi giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành. Tỷ lệ chết của tôm nhiễm bệnh có thể lên đến 100% trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.

Đã có những tiến bộ đáng kể trong việc xác định đặc điểm của vi rút gây hội chứng đốm trắng liên quan đến việc thiết lập các tương tác chính giữa vật chủ và mầm bệnh. Tuy nhiên, các liệu pháp trị bệnh do vi rút gây ra trên tôm vẫn chưa có.

Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh không nên chỉ tập trung vào việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học mà cần có một cách tiếp cận toàn diện. Đó là kiểm soát chất lượng nước và hậu ấu trùng, cung cấp thực phẩm để tăng hệ thống miễn dịch và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm xác suất các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi. Tuy nhiên có rất ít thông tin về hiệu suất tăng trưởng và khả năng kháng đốm trắng WSSV khi tôm thẻ chân trắng được chuyển từ hệ thống nuôi này sang hệ thống nuôi khác trong giai đoạn ương nuôi.

tôm post
Nuôi tôm trong hệ thống biofloc hoặc chuyển tôm post từ hệ thống nước trong sang hệ thống biofloc sẽ cải thiện sự phát triển của tôm. Ảnh của Darryl Jory.

Nghiên cứu về sự chuyển đổi giữa các hệ thống nuôi khác nhau

Flávia Abreu Everton và cộng sự 2021, đã đánh giá ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến hiệu suất tăng trưởng và khả năng để kháng với bệnh đốm trắng WSSV ở tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei trong giai đoạn ương.

Nghiên cứu đã đánh giá hai hệ thống: Biofloc (BFT) và hệ thống nước trong tuần hoàn (CWR) theo ba bước:

B1) Tôm hậu ấu trùng (PL10) được giữ trong 10 ngày ở mỗi hệ thống;

B2) Bốn phương pháp chuyển đổi tôm post sang các hệ thống nuôi khác nhau (BFT-BFT, BFT-CWR, CWT-BFT và CWR-CWR) với việc phân bổ số PL20 đã được thực hiện bước đầu tiên; 

B3) Thử thách virus WSSV (8 ngày).

Sinh khối thu được khác nhau giữa các nghiệm thức trong hai bước đầu tiên của thí nghiệm. Trong bước đầu tiên, khi nuôi PL10 sau 10 ngày thì sinh khối trung bình đạt được là 0,09 kg/m3 trong hệ thống biofloc và 0,029 kg/m3 trong hệ thống CWR.

Ở bước thứ hai là chuyển đổi PL20 sang hệ thống nuôi khác nhau: sinh khối thu được trung bình dao động từ 0,268 - 0,334 kg/m3 giữa các nghiệm thức. Trọng lượng trung bình có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức trong cả hai bước của thí nghiệm.

Khi chuyển tôm hậu ấu trùng (postlarvae) sang các hệ thống nuôi khác nhau, trọng lượng trung bình cuối cùng dao động từ 0,936 - 1,872 g, với giá trị thấp nhất được ghi nhận trong nghiệm thức CWR-CWR (chuyển từ hệ thống nước trong tuần hoàn sang hệ thống nước trong tuần hoàn) và cao nhất trong nghiệm thức CWR-BFT (nước trong tuần hoàn sang hệ thống biofloc).

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Hệ thống biofloc BFT đã ghi nhận kết quả tốt nhất về hiệu suất tăng trưởng trong bước đầu tiên. Kết quả tốt nhất trong bước thứ hai được ghi nhận ở nhóm tôm được nuôi trong hệ thống BFT hoặc nuôi trong hệ thống nước trong tuần hoàn chuyển sang nuôi ở hệ thống BFT.

Trong bước 3: Kết quả cho thấy dù được nuôi ở hệ thống nào thì tỷ lệ tử vong cao hơn trong các nghiệm thức liên quan đến việc chuyển tôm giữa các hệ thống khi chịu tải lượng vi rút là 4,3 × 107 bản sao WSSV/µl DNA.

Kết quả chỉ ra rằng hệ thống biofloc BFT đạt được tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với hệ thống nước trong tuần hoàn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu ương nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nguồn: Everton, F. A., Souza, K. B. S., Almeida Costa, G. K., Silva, S. P. A., Santos, F. L., Brito, L. O., & Silva, S. M. B. C. (2021). Effect of the transference of animals to different culture systems on growth performance and response to infection by white spot syndrome virus in the marine shrimp Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) in the nursery phase. Aquaculture Research. doi:10.1111/are.15515

Lệ Thủy (Tepbac.com)

ĐỐI TÁC


@ 2021 Copyright © EFF. All rights reserved

Đang online: 36  |   Tổng truy cập: 63425
Gọi ngay
SMS