Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)
Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)
Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ

Tìm hiểu rõ về cách nuôi tôm thẻ sẽ giúp việc nuôi trồng dễ dàng và mang lại năng suất cao. Ảnh: Tép Bạc

Trong phần 1, chúng ta đã nói về các bước như lựa chọn vị trí nuôi tôm, thiết kế hệ thống nuôi,… Ở bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu tiếp các quy trình nuôi tôm thẻ dành cho người bắt dầu. 

Quản lý nguồn thức ăn 

Trong quá trình nuôi tôm, thức ăn chiếm khoảng 40-70% chi phí sản xuất. Cho nên người nuôi tôm cần phải có kiến thức quản lý kỹ càng về nguồn thức ăn từ việc lựa chọn thức ăn, cách cho tôm ăn, lưu trữ và bảo quản thức ăn. 

Lựa chọn thức ăn trong quá trình nuôi 

Tùy thuộc vào từng loại tôm sẽ có từng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau chẳng hạn như cầu protein của tôm thẻ chân trắng (30-40%) thấp hơn khi so với nhu cầu protein của tôm sú (40-45%), nhưng chủ yếu trong thức ăn nuôi tôm cần phải đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, vitamin, khoáng,… 

>Bên cạnh đó, khi lựa chọn thức ăn trong nuôi tôm, người nuôi cần phải chú ý kĩ đến hệ số chuyển đổi FCR. Vì mỗi loại thức ăn khác nhau sẽ có những mức chuyển đổi FCR khác nhau, nếu như không tính toán kĩ càng trước khi mua thức ăn, sẽ dẫn đến việc thức ăn dư thừa trong ao tăng cao, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tăng chi phí sản xuất và đặc biệt sẽ làm giảm lợi nhuận cuối vụ mùa. 

Tôm phát triển theo từng giai đoạn chính vì thế cần phải chọn lựa được thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển để tôm có thể thích ứng tốt với thức ăn nhằm đạt được hiệu quả cao về chất lượng tôm nuôi.

Thức ăn tôm

Cần phải chọn lựa được thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển để tôm có thể thích ứng tốt với thức ăn nhằm đạt được hiệu quả cao về chất lượng tôm nuôi. Ảnh: Tép Bạc

 

Quản lý cho ăn 

Đối với tôm giống mới được thả vào ao từ 7 đến 10 ngày, người nuôi nên sử dụng các loại thức ăn ở dạng bột mịn. Khi cho ăn, cần tắt hết quạt nước dưới ao, trộn thức ăn với nước rồi sau đó tạt xuống ao cách bở 2 đến 4m. 

Khi tôm được thả hơn 10 ngày, người nuôi cần thay đổi thức ăn thành các loại hạt nhỏ để tôm làm quen và dễ dàng hơn trong việc kiểm tra lượng thức ăn dư thừa. Lúc này thức ăn nên được rải đều khắp ao. 

Sau khi tôm đạt được 15 ngày tuổi, thức ăn của tôm lúc này cần được bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết khác như vitamin, chế phẩm vi sinh,… để tăng cường sức khỏe cũng như là đề kháng cho tôm. 

Thông thường, tôm sẽ ăn từ 2-4 cử mỗi ngày và người nuôi sẽ có xu hướng cho tôm ăn vào ban ngày vì sẽ dễ dàng quản lý hơn khi so với lại ban đêm. Nên cho tôm ăn từ giữa 6-8h sáng và kết thúc cử ăn vào lúc 4-6 giờ chiều. 

Cần phải chú ý đến điều kiện thời tiết xung quanh, nếu trời nắng nóng hoặc mưa to kéo dài cũng như hàm lượng khí độc trong ao tăng cao thì lúc này người nuôi nên giảm lượng thức ăn hàng ngày khoảng 30-50%. 

Bảo quản thức ăn 

Để chống ẩm mốc thức ăn khi để lâu, khu vực để trữ thức ăn cần được xây dựng chống nóng và ẩm. Thức ăn nên được đặt trên các tấm pallet, cách nhau cỡ 30cm và phải đảm bảo thoáng khí, tránh đặt sát vách vì sẽ dễ tụ nhiệt gây ẩm mốc thức ăn. Nên sắp xếp thức ăn hợp lí để dễ dàng lấy và sử dụng hết thức ăn cũ rồi mới đến thức ăn mới và phải thực hiện kiểm tra bao bì thức ăn thường xuyên để tránh tình trạng nấm mốc gây hư hại đến thức ăn. 

Kiểm soát bệnh tật 

Bệnh ở tôm là một trong những yếu tố khiến người nuôi cực kì quan tâm trong mỗi vụ mùa, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị kinh tế của người nuôi. 

Ngày nay, bệnh trên tôm được chia thành 4 nhóm chính: do virus, vi khuẩn, do ký sinh trùng và điều kiện môi trường nuôi. Trong đó bệnh do virus gây ra được coi là nguy hiểm nhất vì cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tận gốc cho tác nhân gây bệnh này. 

Tôm thẻ

Kiểm soát bệnh ở tôm là một trong những yếu tố khiến người nuôi cực kì quan tâm trong mỗi vụ mùa. Ảnh: Tép Bạc

 

Và để có thể phòng chống được các bệnh trên tôm một cách hữu hiệu, ta có thể tham khảo những biện pháp tổng hợp sau 

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng của con giống đầu vào, cần phải lựa chọn kĩ càng và phải có được chứng nhận đạt chuẩn, không nhiễm bệnh đến từ các cơ quan xét nghiệm chuyên môn. 

Luôn cho tôm ăn đầy đủ và thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng kèm theo thức ăn để tôm có thể tăng sức đề kháng, chống chọi với các dịch bệnh nếu không may có ở trong ao nuôi. Tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm, để tôm nuôi không bị stress, vì khi đó tôm sẽ bỏ ăn, còi cọc và nguồn bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của tôm hơn. 

Cần đặc biệt chú ý đến nguồn nước trong suốt quá trình nuôi tôm. Quản lý chặt chẽ nguồn nước, giữ cho môi trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi các nguồn khác. Kiểm soát sự phát triển của tảo trong ao nuôi, nếu có dấu hiệu tảo phát triển mạnh mẽ cần phải diệt ngay lập tức để giữ cho màu nước ổn định. 

Khi nuôi tôm với mật độ cao, cần định kỳ loại bỏ chất thải ra khỏi ao tôm, sử dụng các chế phẩm vi sinh có liều lượng khuyên dùng vừa đủ để loại bỏ sự tích tụ chất độc có trong ao. 

Cần có thời gian để cải tạo ao giữa 2 vụ nuôi liên tiếp để có thể làm sạch đáy ao nuôi, loại bỏ những chất thải cũng như ký sinh trùng, nấm, tảo,…còn sót lại sau vụ nuôi trước đó. Đảm bảo an toàn, sạch sẽ cho vụ nuôi tiếp theo. 

Người nuôi tôm nên thường xuyên quan sát, ghi chép cũng như theo dõi ao tôm một cách chặt chẽ. Khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở ao tôm, người nuôi cần khẩn trương tìm cách giải quyết, tránh để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị kinh tế ao tôm sau này. 

Giám sát và đánh giá sản lượng 

Khi thu hoạch tôm thương phẩm, bà con cần phải đo lường cẩn thận tất cả những chi phí trong suốt quá trình nuôi so với sản lượng tôm thu hoạch được cuối mùa để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong vụ mùa tiếp theo.  

Như trên, chính là những cách để bà con tham khảo trong quá trình nuôi tôm của mình đạt được hiệu quả cũng như năng suất kinh tế cao hơn. Chúc bà con sắp tới đều có những vụ mùa nuôi tôm thành công!

 

Phạm Mét Tơ (tepbac.com)

ĐỐI TÁC


@ 2021 Copyright © EFF. All rights reserved

Đang online: 12  |   Tổng truy cập: 63497
Gọi ngay
SMS