Mong hết dịch, chờ giá lên

Mong hết dịch, chờ giá lên

Mong hết dịch, chờ giá lên

Mong hết dịch, chờ giá lên

Mong hết dịch, chờ giá lên
Mong hết dịch, chờ giá lên
Mong hết dịch, chờ giá lên

thu hoạch tôm

Chịu tác động của COVID-19, ngành tôm "suy sụp". Ảnh: Ban Tuyên giáo TW.

Tâm trạng chung của người nuôi tôm, ngư dân khai thác biển và doanh nghiệp ngành thủy sản kể từ khi các tỉnh, thành phía Nam theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ chỉ là mong hết dịch, chờ giá lên.

Giá tôm tại Sóc Trăng những ngày qua tuy có nhích lên một vài ngàn đồng mỗi ký nhưng vẫn chưa thể đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi tôm yên tâm. Giá tôm thẻ loại 100 - 50 con/kg dao động từ 60 - 105 ngàn đồng/kg, nhưng cũng rất khó tìm thương lái đến mua nếu sản lượng ít hoặc thuộc vùng đỏ. Riêng tôm thẻ loại 30 - 20 con/kg vẫn có giá tương đối khá với mức giá tương ứng từ 128 - 210 ngàn đồng/kg.

Các hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Tân (TX. Vĩnh Châu) cho biết, tình hình nuôi vẫn khả quan nhưng người nuôi chỉ dám thả nuôi cầm chừng 1 - 2 ao mà không dám thả hết diện tích vì giá tôm đang giảm rất mạnh. Nguyên nhân do vướng quy định cách ly của thị xã nên thương lái ngoài xã vô khó, còn thương lái trong xã thì ít.

thu hoạch tôm
Vướng cách ly, thương lái khác xã khó lòng đến thu mua tôm. 

Vị lãnh đạo HTX trên cho biết thêm: “Mỗi đội thu hoạch của thương lái trung bình khoảng 10 người, mỗi lần thu hoạch ngoài địa bàn phải làm xét nghiệm tốn chi phí nên họ rất ngại đi thu mua ngoài địa bàn xã”. Dù gần đây có phân luồng xanh, nhưng việc thu mua vẫn rất khó, nhất là thu mua ngoài địa bàn phường, xã. Ngoài việc chi phí tăng cao, còn do nhiều lao động trong đội thu tôm trước đây lo ngại dịch không dám nhận kéo tôm.

Một hộ nuôi tôm ở huyện Trần Đề than: Do giãn cách nên vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm vận chuyển vô tới vuông tôm rất khó khăn và tốn chi phí. Đại lý muốn vô mua tôm phải làm xét nghiệm hết cho cả đội nên buộc họ phải giảm giá thu mua rất nhiều để đảm bảo lợi nhuận. Vì vậy, hầu hết người nuôi tôm thu hoạch trong đợt giãn cách xã hội đều không có lời, một số thua lỗ, nên ít có người tiếp tục thả giống.

Không chỉ gặp khó trong khâu tiêu thụ, nhiều hộ nuôi tôm cũng đứng ngồi không yên khi không thể trực tiếp chăm sóc ao nuôi vì khác địa bàn. Một hộ nuôi cho biết: “Tôi có đất nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung (Sóc Trăng) nên chỉ được chọn 1 trong 2 nơi để chăm sóc tôm, còn lại phải giao hết cho người làm thuê, nên không thể nào yên tâm được.


Người nuôi chờ mong ngày hết giãn cách xã hội, thu hoạch tôm lại tấp nập. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Không chỉ có con tôm, nhiều mặt hàng khai thác biển cũng giảm giá mạnh do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội khiến nhiều chủ tàu buộc phải tạm ngưng khai thác vì càng đi sẽ càng lỗ. Ông Phạm Văn Hứa – Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng) thông tin: “Hiện nay số tàu cá nằm bờ chiếm khoảng 60% do hầu hết chi phí đầu vào đều tăng cao, nhất là giá xăng dầu, nhưng sản phẩm khai thác thì giảm giá mạnh, ngư dân bị thua lỗ nặng...”.

Từ tháng 9 trở đi khi các nhà máy bước vào cao điểm thu mua, chế biến, xuất khẩu nên hiện tại, cả doanh nghiệp và người nuôi tôm đều mong đại dịch Covid-19 sớm được khống chế, trả lại cuộc sống bình thường mới, để giá tôm tăng trở lại, ngành tôm kịp phục hồi trong những tháng cuối năm 2021.

Tích Chu

Báo Sóc Trăng
ĐỐI TÁC


@ 2021 Copyright © EFF. All rights reserved

Đang online: 24  |   Tổng truy cập: 63414
Gọi ngay
SMS