Một năm nuôi tôm khá vững chắc

Một năm nuôi tôm khá vững chắc

Một năm nuôi tôm khá vững chắc

Một năm nuôi tôm khá vững chắc

Một năm nuôi tôm khá vững chắc
Một năm nuôi tôm khá vững chắc
Một năm nuôi tôm khá vững chắc

tôm thẻ chân trắng

Một năm quá nhiều thay đổi nhưng lại vững chắc cho ngành tôm.

Sau một năm quá nhiều thay đổi với thị trường tôm và cả người nuôi tôm. Gorjan Nikolik, nhà phân tích thủy sản cấp cao đã chia sẻ suy nghĩ của mình về những chiều hướng có thể xảy ra với ngành tôm trong những tháng còn lại của năm 2021.

Nhu cầu tôm

Về thị trường tiêu thụ, chuyên gia lưu ý rằng nhu cầu tôm ở EU nhìn chung vẫn khá ổn định. Ông cũng vẽ ra một bức tranh rất khác giữa 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ trong suốt 12 tháng đầy biến động của năm 2020.

Từ tháng 7 trở đi, Trung Quốc nhập khẩu tôm ít hơn rất nhiều, chỉ gần bằng một nửa của năm 2019. Qúy 4 còn tồi tệ hơn, trong tháng 11 sản lượng này đã giảm còn 38 ngàn tấn, giảm gần một nửa so với cùng tháng 11 năm 2019 là 78 ngàn tấn. Tháng 12 năm 2019 là 97 ngàn tấn, nhưng tháng 12 năm 2020 chỉ còn 49.800 tấn.  Lý do là Chính Phủ Trung Quốc đã thông báo với người dân rằng: Tình hình Covid đang khá nghiêm trọng, khiến người tiêu dùng vô cùng lo sợ. Chính phủ cũng liên tục kiểm tra các sản phẩm đông lạnh, gây nên sự chậm trễ và khiến việc nhập khẩu tôm gặp nhiều khó khăn.

Song song đó, một điều đặc biệt bất thường là cả khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm vào Mỹ đều tăng trong năm 2020. Các sản phẩm của tôm đã chiến thắng lớn trên thị trường nhập khẩu ở Mỹ, nhất là trong giai đoạn đại dịch căng thẳng, người dân nấu ăn tại nhà bằng các thực phẩm chế biến sẵn. Đã có những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc về doanh số bán lẻ tôm trong năm 2020, trong đó tôm nguyên liệu đông lạnh tăng đến 47%, tôm nấu chín đông lạnh tăng 25%. Và chuyên gia tin rằng sự tăng trưởng này sẽ rất vững chắc trong năm tới.

tôm thẻ chế biến
Tùy từng thị trường mà nhu cầu tôm ổn định hay có biến động.

Đánh giá năm 2020

Bất chấp đại dịch, sản lượng tôm toàn cầu chỉ giảm ở mức độ khiêm tốn, mặc dù vẫn có một hoặc hai quốc gia cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng hơn. Mức độ sụt giảm sản lượng tiêu thụ tôm trung bình chỉ ở mức 5%, trong đó Ấn Độ là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất đến 200.000 tấn. Trong khi Trung Quốc, Việt Nam có xu hướng không tăng không giảm và thực tế thì Ecuador lại sản xuất được nhiều hơn trong giai đoạn khó khăn này.

Ecuador

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với Ecuador trên nhiều lĩnh vực, nhưng bất chấp điều đó, đây cũng là một năm đầy hứa hẹn với quốc gia này, ít nhất là đối với các nhà sản xuất tôm. Đại dịch chỉ làm giảm phần nào động lực tăng trưởng, nhưng doanh số bán hàng chế biến sẵn của họ sang Trung Quốc đã tăng lên một cách phi thường. Việc xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc đã kéo theo nhu cầu về các sản phẩm chế biến tăng lên và quy mô nuôi tôm của người dân cũng đang tăng đáng kể.


Một farm nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ấn Độ

Ấn Độ cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đại dịch, chỉ là chưa đuổi kịp Ecuador. Về mặt giá cả, có một chút khó khăn vì nguồn cung rất biến động, nhưng giá lại không thấp như ở Ecuador. Và họ đang bắt đầu một năm khá tốt nhờ vào vị thế vững chắc trong ngành bán lẻ cho Mỹ. Ấn Độ đang là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm tôm bán lẻ cho Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian đóng cửa, khi các cơ sở sản xuất tôm nguyên liệu ngừng hoạt động, Ấn Độ buộc phải chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc với sản phẩm tôm chưa chế biến của họ.

Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có kết quả kinh doanh tôm tốt nhất vào năm 2020, nhờ vào phạm vi thị trường rộng và tác động tương đối thấp của Covid. Không giống như Ấn Độ và Ecuador, giá bán các sản phẩm tôm của Việt Nam không bị giảm vì tác động của đại dịch không làm ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung nguyên liệu và thị trường. Về doanh số bán hàng, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam đã hoạt động tốt trong năm 2020 cùng với đại dịch, có thể thấy những con số này sẽ còn tiếp tục cao lên vào quý 2 năm 2021.


Việt Nam là một trong những quốc gia có kết quả kinh doanh tôm tốt nhất vào năm 2020.

Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường tốt và khá cân bằng giữa thị trường EU (nơi có một hiệp định thương mại) và Hoa Kỳ. Mặt khác, Trung Quốc cũng là một phần thị trường của Việt Nam, vì vậy có thể tin vào sự phát triển của ngành này vào năm 2021 và thậm chí là xa hơn nữa.

Indonesia

Chuyên gia dự đoán Indonesia có lẽ là đứng đầu trong số tất cả các nước sản xuất tôm vào năm 2020. Mức sản xuất ở các tháng đều có giá trị cao hơn cùng kỳ của năm trước, tăng 16% về giá trị và 15% về sản lượng. Nguyên nhân là Indonesia nhập khẩu rất nhiều vào Mỹ, còn hơn cả Ấn Độ, chiếm hơn 80% lượng sản xuất tôm của nước này. Indonesia và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh số 1 của nhau vào thị trường tôm đông lạnh ở Mỹ. Điều này dĩ nhiên cũng sẽ được duy trì vào năm 2021.

Hà Tử (Tepbac.com)
ĐỐI TÁC


@ 2021 Copyright © EFF. All rights reserved

Đang online: 27  |   Tổng truy cập: 63414
Gọi ngay
SMS