Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu

Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu

Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu

Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu

Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu
Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu
Phát triển thương hiệu tôm sạch Cà Mau, mở rộng thị trường xuất khẩu

Cà Mau đã có một số chiến lược mới để phát triển thị trường tôm sạch.

Cà Mau đã có một số chiến lược mới để phát triển thị trường tôm sạch.

Ngành tôm đã mang về cho Cà Mau khoảng 1 tỷ USD, tuy nhiên chủ yếu mới chỉ là tôm thẻ chân trắng, dư địa tôm sú, tôm sinh thái, tôm hữu cơ vẫn còn khá nhiều để chiếm lĩnh thị trường.

Ngành sản xuất, chế biến tôm được tỉnh Cà Mau xác định là một trong những ngành hàng thế mạnh chủ lực của tỉnh.

Với lợi thế về nguồn tôm sinh thái, tôm hữu cơ lớn nhất cả nước, hiện tỉnh Cà Mau đã có một số chiến lược mới để phát huy thế mạnh này.

Tiềm lực mạnh mẽ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 280.000ha sản xuất tôm, chiếm khoảng 40% diện tích nuôi tôm toàn quốc.

Sản lượng thu hoạch hàng năm ước khoảng 180.000-200.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 giá trị xuất khẩu tôm cả nước.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt khoảng 1,2 tỷ USD, xuất khẩu sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tỉnh Cà Mau xác định, con tôm có vai trò rất quan trọng trong chuỗi phát triển kinh tế-xã hội liên hoàn, đó là phát triển chế biến, xuất khẩu thủy sản, xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch Cà Mau, ứng dụng công nghệ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh Cà mau đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau chia sẻ, trong tổng diện tích sản xuất tôm toàn tỉnh, diện tích sản xuất tôm sinh thái trong rừng ngập mặn chiếm khoảng 80.000ha, tôm hữu cơ 1 lúa 1 tôm khoảng 50.000ha, tôm quảng canh cải tiến khoảng 153.000ha, tôm thâm canh khoảng 8.500ha, trong đó có khoảng 3.000ha tôm siêu thâm canh.

Với tiềm lực này, hàng năm, ngành tôm đã mang về cho Cà Mau khoảng 1 tỷ USD. Đây là con số đáng mơ ước của nhiều địa phương trong sản xuất và chế biến tôm hiện nay.

Dù đang nắm thế mạnh rất lớn trong ngành tôm cả nước, nhưng ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu tôm Cà Mau vẫn chỉ đang nắm giữ một thị phần chưa lớn trên thị trường thế giới.

Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thị trường tôm toàn cầu hiện có giá trị khoảng 40 tỷ USD. Trong số đó, giá trị thương mại tôm ước tính khoảng 28 tỷ USD, chủ yếu là tiêu thụ tôm thẻ chân trắng. Do đó, một thị phần lớn về tôm sú, tôm sinh thái, tôm hữu cơ vẫn còn nhiều dư địa để chiếm lĩnh thị trường.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đánh giá, ngành tôm cả nước nói chung và ngành tôm Cà Mau nói riêng cần được đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của nó.

Bởi hiện nay, ngoài thế mạnh con tôm chất lượng cao, đa dạng dòng tôm nguyên liệu, phong phú dòng sản phẩm chế biến, cũng đã phản ánh lên được thế mạnh công nghệ chế biến tôm của cả nước, cũng như năng lực ứng dụng công nghệ chế biến vào sản xuất tôm của các doanh nghiệp Cà Mau.

Chính những thế mạnh này, mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa tập trrung phát triển kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Cà Mau đã đồng lòng với nông dân, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản Cà Mau trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 240 triệu USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết chuỗi khép kín để phát triển bền vững hơn

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, mọi thông tin đều được công khai, minh bạch qua hệ thống mạng xã hội.

Hơn nữa, bằng nguồn thu nhập cao, trình độ dân trí ngày càng tiến bộ, người tiêu dùng thế giới có yêu cầu khắt khe hơn, quy định nhập khẩu của các nước cũng chặt chẽ hơn.


Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Chính vì vậy, ngành tôm Cà Mau nói riêng, ngành chế biến xuất khẩu tôm nói chung muốn tăng thế cạnh tranh, khẳng định chất lượng trước sản phẩm cùng loại của Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan thì phải có một “đầu tàu” lèo lái, nắm được biến động và yêu cầu thị trường để điều chỉnh toàn ngành cho phù hợp.

Thêm vào đó, hiện nay, chi phí sản xuất tôm của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn cao hơn sản phẩm cùng loại của Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan từ 10-15%. Do đó, mức độ cạnh tranh còn hạn chế dù chất lượng con tôm Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn được người tiêu dùng thế giới đánh giá cao.

Trước yêu cầu này, vào giai đoạn những tháng cuối năm 2020, Liên minh tôm sạch và bền vững Việt Nam (VSSA) đã ra đời, thu hút 70 thành viên doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, các tổ chức trong nước, tổ chức phi chính phủ của các quốc gia cùng tham gia.

Theo ông Lê Văn Sử, Chủ tịch VSSA, liên minh được thành lập là cơ hội lớn để các doanh nghiệp, cá nhân trong chuỗi giá trị ngành tôm cùng bắt tay hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế. Ngành tôm phải là tấm gương tiêu biểu trên đường xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Sự ra đời của VSSA trở thành nơi hội tụ các doanh nghiệp, chuyên gia ngành tôm, thực hiện 4 mục tiêu chiến lược của ngành, đó là tập trung vào nâng cấp vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi cung ứng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ mới vào khâu nuôi, chế biến và cung ứng; mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nhấn mạnh, VSSA sẽ hướng tới giải quyết những khó khăn hiện nay của ngành chế biến xuất khẩu tôm, đó là thực hiện xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ đầu vào vật tư nuôi tôm, con giống chất lượng cao, đến chăm sóc, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Để tạo thành một chuỗi liên hoàn với con tôm chất lượng, ngành tôm đặt vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, chế biến tôm lên hàng đầu, các doanh nghiệp trong liên minh hướng tới ứng dụng công nghệ cao trong chế biến, từ đó hướng đến giảm giá thành sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trong giai đoạn thu hoạch rộ của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, điểm quan trọng nhất của liên minh chính là thực hiện sản xuất, chế biến theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Hiện Cà Mau có khoảng 20.000ha tôm rừng sinh thái đã đạt được chứng nhận tôm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025, Cà Mau phấn đấu sẽ có khoảng 60.000ha tôm rừng, tôm lúa được chứng nhận tiêu chuẩn tôm sạch quốc tế.

Hồng Nhung - Kim Há - Minh Hưng TTXVN/Vietnam+
ĐỐI TÁC


@ 2021 Copyright © EFF. All rights reserved

Đang online: 12  |   Tổng truy cập: 56928
Gọi ngay
SMS