Sử dụng đất hiếm trong NTTS

Sử dụng đất hiếm trong NTTS

Sử dụng đất hiếm trong NTTS

Sử dụng đất hiếm trong NTTS

Sử dụng đất hiếm trong NTTS
Sử dụng đất hiếm trong NTTS
Sử dụng đất hiếm trong NTTS

Đất hiếm thường được biết đến với các ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, điện tử và đã được nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp từ rất sớm. Trong NTTS, sử dụng đất hiếm bước đầu đã có kết quả giúp việc quản lý môi trường, dịch bệnh và dinh dưỡng tốt hơn cho vật nuôi.

Đất hiếm là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng bao gồm các chất như gadolinium, lanthanum, cerium và promethium, có vai trò thiết yếu trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, điện thoại thông minh và các công nghệ năng lượng tái tạo.

Trung Quốc đã sớm nghiên cứu ứng dụng đất hiếm trong NTTS, bao gồm cá và tôm. Cung cấp các hợp chất đất hiếm khác nhau: các axit amin đất hiếm (50% đất hiếm methionine và lysine tương ứng), đất hiếm Vitamin C, citrate đất hiếm, gluco đất hiếm và acid gluconic đất hiếm để nuôi cá chép trong 60 ngày, tăng trọng lượng cơ thể > 20% trong tất cả các nhóm thử nghiệm so đối chứng. Kết quả tốt nhất nhận được trong thực nghiệm cho cá ăn axit amin đất hiếm, có thể làm tăng trọng lượng cơ thể 28,9%. Đối với đất hiếm Vitamin C và các hợp chất citrate, tăng trọng lượng cơ thể tăng tương ứng là 27,2% và 24,1%, trong khi đó glutamate đất hiếm và acid gluconic tăng 23,0% và 20,1%. Hơn nữa, bổ sung đất hiếm cũng có khả năng tăng hiệu quả sinh sản nhân tạo cá chép, cá trắm cỏ, cá hồi vân và cả trên tôm.

 Ở Việt Nam, những năm gần đây, ứng dụng đất hiếm đã được nghiên cứu trên tôm nuôi. Thực nghiệm của các nhà khoa học tại cơ sở nuôi tôm ở Hà Tĩnh đối chứng ao nuôi sử dụng đất hiếm và các ao không sử dụng đất hiếm với cùng mô hình thả nuôi và chế độ dinh dưỡng cho thấy sự khác biệt của ao nuôi sử dụng đất hiếm là: pH nước ổn định, tạo màu nước tốt, hạn chế sự phát triển của tảo độc, tạo điều kiện cho các tảo có lợi phát triển. Môi trường nuôi sạch, ít khí độc, từ đó, chi phí sử dụng hóa chất dùng cho xử lý nước thấp hơn. Ao nuôi không phải thay nước nhiều giúp tiết kiệm tài nguyên nước, giảm nguy cơ phát tán bệnh ra môi trường và giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài, tiết kiệm chi phí năng lượng, chi phí hao mòn máy móc thiết bị (do không phải bơm thay nước nhiều). Trong ao nuôi sử dụng đất hiếm, tôm khỏe, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, hạn chế dùng kháng sinh và giảm chi phí thức ăn do tăng khả năng chuyển hóa thức ăn.

Do điều kiện tự nhiên trong năm 2015 không thuận lợi, không quản lý tốt nguồn nước, nguồn dịch bệnh… nên hầu hết các vùng nuôi tôm đều bị mất mùa, đặc biệt là vùng nuôi tôm ven biển Hà Tĩnh (cả 5 ao đối chứng của Công ty Dịch vụ Thủy sản Thạch Hà đều bị mất trắng, không cho thu hoạch). Trong khi đó, chỉ có duy nhất ao nghiên cứu có sử dụng các chế phẩm đất hiếm là có thu hoạch. Đây là một minh chứng rất rõ cho tính ưu việt của việc sử dụng các chế phẩm đất hiếm trong quản lý, xử lý nước hồ nuôi tôm.

Việc phân tích dư lượng đất hiếm trong sản phẩm tôm cho thấy dư lượng đất hiếm trong mẫu khảo nghiệm không khác so với đối chứng. Sản phẩm tôm của mô hình khảo nghiệm và đối chứng được phân tích tại Trung tâm Phân tích Viện Công nghệ xạ hiếm. Ngoài các thực nghiệm ở Hà Tĩnh, các thực nghiệm ở các địa phương khác cũng cho kết quả tương tự.

 Triển vọng mở rộng các ứng dụng của đất hiếm để tạo ra các giải pháp NTTS bền vững là rất rõ ràng. Tuy nhiên, còn những vấn đề cần phải giải quyết như: Thành phần và hàm lượng tối ưu của các nguyên tố đất hiếm đối với những vấn đề cần giải quyết trong NTTS, chi phí sử dụng chế phẩm đất hiếm trong giá thành sản xuất thủy sản, tính tiện dụng và an toàn của mỗi chế phẩm... Ngoài sự tham gia của các doanh nghiệp, cần sự tham gia của các cơ quan sự nghiệp công ích nhằm xác định tính hiệu quả và an toàn của giải pháp công nghệ này trước khi ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

H.N

(Thủy sản Việt Nam) 

ĐỐI TÁC


@ 2021 Copyright © EFF. All rights reserved

Đang online: 5  |   Tổng truy cập: 43632
Gọi ngay
SMS